Mô động vật Giải_phẫu_học

Thiết đồ cắt của một tế bào động vật (có cả lông roi)

Giới Động vật gồm các sinh vật đa bào, sống dị dưỡng và có thể vận động (dù trong tiến hóa, một số loài đã không còn khả năng này, chẳng hạn như san hô). Hầu hết các động vật có cơ thể được biệt hóa thành các mô riêng biệt, những động vật này còn được gọi là eumetazoa. Chúng có một khoang tiêu hóa nằm trong cơ thể, với một hoặc hai lỗ mở ra ngoài; giao tử được tạo ra tại cơ quan sinh dục đa bào và có giai đoạn phôi nang trong quá trình phát triển từ hợp tử của mình. Lưu ý, ngành Thân lỗ (chẳng hạn như bọt biển) không được xếp vào giới Động vật, do chúng có các tế bào chưa được biệt hóa.[13]

Không giống như tế bào thực vật, tế bào động vật không có thành tế bào hay lục lạp. Nếu tế bào động vật có không bào thì bào quan này có số lượng nhiều hơn nhưng kích thước lại nhỏ hơn so với ở thực vật. Các mô cơ thể gồm có nhiều loại tế bào, tính cả những loại tế bào được tìm thấy ở , dây thần kinhda. Mỗi loại tế bào thường có đủ ba thành phần chính: màng tế bào (cấu tạo từ phospholipid), tế bào chấtnhân. Tất cả các tế bào khác nhau của động vật đều có nguồn gốc từ lá phôi. Động vật không xương sống với cấu trúc đơn giản phát triển từ phôi hai lá (gồm lá phôi ngoài và lá phôi trong). Động vật phức tạp hơn lại có cấu trúc và cơ quan được hình thành từ phôi ba lá. Tất cả mô và cơ quan của các động vật này đều có nguồn gốc từ ba lá phôi, gồm: lá phôi ngoài, lá phôi giữalá phôi trong.[14]

Mô động vật có thể được nhóm thành bốn loại cơ bản: mô liên kết, biểu mô, mô cơmô thần kinh.

Mô liên kết

Hình ảnh phóng đại cao sụn trong (nhuộm bằng phương pháp H.E)

Mô liên kết có dạng sợi và được tạo thành từ các tế bào nằm rải rác trên phần vô cơ gọi là chất nền ngoại bào. Mô liên kết tạo hình cho các cơ quan và giữ chúng đúng vị trí. Các loại mô liên kết chính gồm có mô liên kết lỏng, mô mỡ, mô liên kết sợi, sụn và xương. Chất nền ngoại bào chứa các protein, loại protein chủ yếu và phong phú nhất là collagen. Collagen đóng vai trò chính trong việc tổ chức và duy trì các mô. Chất nền ngoại bào có thể được biến đổi để tạo thành xương giúp nâng đỡ và bảo vệ cơ thể. Bộ xương ngoài là lớp bảo vệ dày và cứng bên ngoài cơ thể động vật. Lớp bảo vệ này có thể được làm cứng bằng cách khoáng hóa chất nền, như ở động vật giáp xác hoặc bằng cách đan chéo chéo protein, như ở côn trùng. Bộ xương trong ở bên trong cơ thể và có mặt ở tất cả các loài động vật bậc cao và một số ở động vật bậc thấp.[14]

Biểu mô

Hình ảnh phóng đại thấp màng nhầy dạ dày (nhuộm bằng phương pháp H.E)

Biểu mô hay mô biểu bì gồm các tế bào được xếp ken chặt với nhau, liên kết với nhau bởi các phân tử kết dính tế bào. Khoảng không gian giữa các tế bào với nhau là rất nhỏ. Các tế bào của biểu mô có thể có dạng dẹt (giống gạch lát sàn nhà), dạng khối (giống viên xúc xắc) hoặc dạng cột (giống hình viên gạch). Các tế bào này được xếp trên phiến nền (basal lamina). Phiến nền là lớp phía trên của lớp màng nền, còn lớp phía dưới của màng nền là phiến lưới.[15] Phiến lưới nằm cạnh mô liên kết trong chất nền ngoại bào được tiết ra bởi tế bào biểu mô.[16] Có nhiều loại biểu mô khác nhau, mỗi loại được biến đổi để phù hợp với chức năng cụ thể. Chẳng hạn, đường hô hấp được lót bởi một loại biểu mô có các lông rung; các tế bào biểu mô với các lông siêu nhỏ (còn gọi là riềm bàn chải) lót ở ruột non và biểu mô lót trong ruột già có các lông ruột. Da, lớp phủ bên ngoài cơ thể ở động vật có xương sống, được cấu tạo nhiều lớp biểu mô dẹt với phần bên ngoài được sừng hóa. Tế bào sừng chiếm tới 95% tổng số tế bào trong da.[17] Các tế bào biểu mô ở phía mặt bên ngoài của cơ thể thường tiết ra chất nền ngoại bào. Ở các động vật đơn giản, chất nền chỉ là một lớp glycoprotein.[14] Ở những động vật tiến hóa hơn, nhiều tuyến được hình thành từ các tế bào biểu mô.[18]

Mô cơ

Thiết đồ phóng đại cao cắt qua cơ vân và một dây thần kinh nhỏ (nhuộm bằng phương pháp H.E)

Các tế bào cơ hợp lại thành mô hoạt động theo phương thức co rút. Mô cơ có chức năng tạo ra lực, hình thành cử động hoặc vận động các cơ quan nội tạng. Cơ được hình thành từ các sợi tơ cơ, gồm ba loại: cơ vân (hay cơ xương), cơ trơncơ tim. Cơ trơn là các tế bào cơ kéo dài thành hình thoi, không có khía vân ngang khi kiểm tra bằng kính hiển vi. Loại cơ này co chậm và yếu nhưng nhưng duy trì sự co lâu hơn. Cơ trơn được tìm thấy trong các cơ quan như xúc tu hải quỳ và thành cơ thể của hải sâm. Cơ vân có khả năng co lại nhanh, mạnh nhưng chỉ trong một thời gian hạn chế nhất định. Loại cơ này được tìm thấy trong các cơ hàm. Ở động vật bậc cao, cơ vân xuất hiện thành bó, bám vào xương để gây chuyển động và cơ thường được sắp xếp theo dạng đôi một đối kháng. Cơ trơn được tìm thấy trong các thành của tử cung, bàng quang, ruột, dạ dày, thực quản, đường thởmạch máu. Cơ tim chỉ có ở tim, thực hiện co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể.[19]

Mô thần kinh

Thiết đồ phóng đại cao cắt qua mô thần kinhhệ thần kinh ngoại biên

Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Ở một số động vật biển hình thái đối xứng có khả năng di chuyển chậm như các động vật thuộc ngành Sứa lượcngành Thích ty bào (bao gồm hải quỳ và sứa), thần kinh có dạng mạng lưới thần kinh. Ở hầu hết các động vật, dây thần kinh được hợp lại thành bó. Ở động vật bậc thấp, tế bào thần kinh thụ thể trong thành cơ thể gây ra phản ứng cục bộ với một kích thích. Ở động vật phức tạp hơn, các tế bào thụ thể chuyên biệt như hóa thụ thể (chemoreceptor) và quang thụ thể (photoreceptor) tập hợp lại và truyền đạt thông tin dọc theo mạng lưới thần kinh đến các vùng khác của cơ thể sinh vật. Các tế bào thần kinh kết nối với nhau trong hạch thần kinh.[20] Ở động vật bậc cao, các thụ thể chuyên biệt là cơ sở của các cơ quan tiếp nhận cảm giác. Các loài này còn có cả hệ thần kinh trung ương (nãotủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên gồm nhánh cảm giác: làm nhiệm vụ truyền thông tin từ cơ quan cảm giác khi tiếp nhận kích thích từ môi trường và nhánh vận động giúp chi phối vận động cho cơ quan đích, trả lời các kích thích đó.[21][22] Hệ thần kinh ngoại biên được chia thành hệ thần kinh soma truyền cảm giác và kiểm soát cơ vân, và hệ thần kinh tự chủ kiểm soát không ý thức hoạt động cơ trơn, một số tuyến, nội tạng, bao gồm dạ dày.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_phẫu_học //www.amazon.com/dp/B0066E44EC http://www.bartleby.com/107/1.html http://global.britannica.com/biography/Ignaz-Phili... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/198292/e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/223895/G... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/22980/an... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/289723/i... http://www.britannica.com/biography/Erasistratus-o... http://cmesdh-hmu.com/bai-viet/73-thong-bao-tuyen-... http://www.intl.elsevierhealth.com/catalogue/title...